Tiết lộ bí quyết chọn sơn móng tay không bị độc hại

Chắc hẳn các bạn gái đều ít, nhiều biết đến tác hại của sơn móng đối với sức khỏe nhưng lại không thể cưỡng lại sức hấp dẫn “vô điều kiện” từ các màu nail tuyệt đẹp. Dưới đây, mình xin chỉ bạn cách chọn sơn móng tay an toàn.

Tác hại từ hóa chất trong sơn móng tay

Theo các chuyên gia nghiên cứu, hầu hết các loại sơn móng tay chứa nhiều chất độc hại đe dọa sức khỏe con người. Không phải sơn móng tay càng đắt tiền càng không độc hại mà điều quan trọng là phải chú ý đến các chất độc chứa trong sơn móng tay. Sau khi bạn sơn móng tay với sơn móng tay, bạn không nên lấy bất cứ điều gì với hai bàn tay của bạn trực tiếp để để tránh làm cho các vật liệu độc hại chạm vào thực phẩm. Một số người thậm chí còn nghĩ rằng, để móng tay được khỏe mạnh đã sử dụng một lớp dầu lót trước khi sơn móng tay. Trong thực tế, bản chất của dầu lót giống như sơn móng tay, dầu lót không bao giờ có thể làm giảm tác hại của sơn móng tay. Các chế phẩm làm móng thường được sử dụng gồm chất làm trắng, làm cứng, tẩy móng, chất tẩy rửa lớp sơn cũ, nước sơn móng và sơn bóng giữ mầu rất độc hại đối với sức khỏe của con người: Benzen: chất dung môi rất tốt có trong chất tẩy, sơn móng là một trong những dung môi hữu cơ gây độc hại cho người sử dụng và người làm nghề sơn móng. Chất này bay hơi rất nhanh và được hấp thụ ngay qua đường hô hấp, nó sẽ được tích tụ ở gan, tủy sống và các tế bào mỡ. Benzen gây choáng váng, mệt mỏi, không tỉnh táo… Nếu liên tục hít phải chất này trong thời gian dài sẽ bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và gây ra ung thư bạch cầu… Aceton: Một dung môi quan trọng trong nước rửa móng tay, móng chân. Chất này làm móng nhanh giòn, xơ xác… dính vào da gây ngứa đầu ngón tay, ngón chân. Hít nhiều chất bay hơi này sẽ rất hại phổi, có cảm giác say, mất thăng bằng. Toluen: là mối nguy hại bởi nó sẽ dần được dùng để thay thế benzen. Chất này có thể gây nghiện nếu hít nhiều. Toluen tác động đến các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Chất này gây độc trực tiếp đến thần kinh, nhất là với những phụ nữ có thai. Các chuyên gia khuyến cáo, những người sơn móng tay càng dày, độ độc hại càng cao. Do vậy, khi sơn móng tay cần phải tăng thông gió phòng, hoặc đeo khẩu trang và dùng các thiết bị bảo vệ khác để tránh hít phải khí độc. Ngoài ra, bạn nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất. Để phòng tránh tác hại của sơn móng tay đối với sức khỏe, nhiều người đã chọn phương pháp dán móng giả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại móng giả với đủ kiểu dáng, nếu muốn dán móng, trước tiên mài mỏng bề mặt móng, sau đó đặt móng giả lên trên móng thật Nhiều người cho rằng, bằng cách này mình có thể làm đẹp một cách thoải mái mà không hại gì đến sức khỏe, vì không sơn trực tiếp lên móng. Tuy nhiên, dán móng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe, điều này sai lầm vì khi bề mặt móng tay bị mài mòn, lớp bảo vệ cũng mất theo, khi đó, móng sẽ trở nên yếu và giòn, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao, gây ra các bệnh như nấm móng, bệnh vẩy nến và các bệnh khác. Hóa chất làm móng tay giả còn có thể gây ngộ độc. Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, những người làm việc trong nhà bếp hoặc điều dưỡng viên không nên dán móng giả. Do vậy, nếu chị em phụ nữ gắn móng giả thì không nên mang chúng quá lâu và nên chọn tiệm làm móng có điều kiện vệ sinh tương đối tốt. Đặc biệt, khi thấy có các hiện tượng như vùng da quanh móng bị sưng đỏ, viêm nhiễm, móng mềm, dễ gãy, tốt nhất nên đi khám bác sĩ nhằm sớm phát hiện các bệnh về móng và chữa trị tận gốc. Vậy cách chọn sơn móng tay như thế nào để bảo đảm an toàn cho sức khỏe?

Nên chọn lọ có viên kim loại nhỏ bên trong

Bạn không nên lựa chọn loại sơn móng đựng trong chai có hình dạng kì dị bởi khi các phân tử nhỏ của sơn móng sẽ bị mắc kẹt trong những chỗ thắt nút. Sẽ tốt hơn nếu có một quả bóng kim loại nhỏ trong hộp sơn móng vì nó sẽ giúp bạn nhào trộn lớp sơn phía trong.

Chú ý thành phần trong sơn móng

Sắc màu của sơn móng tay không nên chứa các thành phần đặc biệt để làm mịn và tăng độ bền khi sơn. Vì thế nếu móng tay của bạn cần được chăm sóc tốt hơn thì nên sử dụng lớp nền có chứa các thành phần an toàn khác nhau. Nếu bạn quyết định chọn mua một lọ sơn móng tay ngọc trai thì nên chú ý đến hợp chất đặc biệt của nó. Nhiều nhà sản xuất đã sử dụng bột xà cừ tự nhiên có chứa canxi thay vì polyether tổng hợp. Và nếu quá nhiều chất canxi này thì sẽ dẫn đến hiện tượng móng tay bị bong tróc.

Có mùi đậm và độ kết dính cao

Theo các kết quả khảo sát của Cơ quan kiểm duyệt Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, có hơn 80% các loại sơn móng tay có chứa hóa chất độc hại, trong đó có 3 loại hóa chất chính thường được tìm thấy là formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate. “Bộ ba độc hại” này làm cho sơn móng tay trở nên bền màu, mịn, có độ kết dính cao, khó bong tróc và làm cứng móng tay nhanh chóng. Khi lựa chọn sơn móng tay, nếu ngửi thấy mùi quá nồng, hãy nhúng thử cọ vào nước sơn và quan sát. Nếu các giọt sơn kéo dài và nhỏ giọt chậm, bạn đừng chọn mua vì chắc chắn “bộ ba độc hại” đang ẩn mình trong ấy.  Hãy chọn những lọ sơn móng tay không mùi và nước sơn không có độ kết dính quá cao.

Trên nhãn không đề “three-free” hoặc “five-free”

Với những lọ nước sơn có dán nhãn “three-free” tức là loại sơn này không có “bộ ba độc hại” kể trên (formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate). Với loại nhãn “five-free”, sơn không chứa năm loại chất gây hại bao gồm: formaldehyde, toluene, dibutyl phthalate, camphor (long não) và nhựa tổng hợp formaldehyde.   Vì vậy, trên nhãn lọ sơn không hề có “three-free” hoặc “five-free” đồng nghĩa nó đang chứa một “ổ hóa chất độc hại”.    
Call Now Button