ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ (TEA TREE OIL) TRONG Y HỌC VÀ CUỘC SỐNG

Dầu cây tràm trà được sử dụng với mục đích y học từ rất lâu đời. Vào những năm 1920, nó được xác định là 1 chất khử trùng hóa học bởi người đứng đầu bang New South Wales của ÚC. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm có chứa dầu tràm được liệt kê vào danh mục các sản phẩm khử trùng như một dạng dược phẩm nhưng vẫn chưa được phép đăng ký chính thức trở thành dược phẩm. Các ngành công nghiệp nghiên cứu và phát triển nông thôn đã tài trợ phần lớn cho các nghiên cứu nhằm tìm ra lợi ích thực sự của tinh dầu Tràm. 

1.     Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao (antibacteria)

  Có thể nói một công dụng mang tính hứa hẹn nhất của tinh dầu tràm trà chính là có khả năng chống lại một loại khuẩn tụ cầu vàng, loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại methicilin (MRSA).  Sự lây lan của loại vi khuẩn tụ cầu vàng này là một vấn đề quan trọng của hầu hết các bệnh viện trên toàn thế giới vi chúng có thể kháng lại các kháng sinh thông thường, ngoại trừ vancomycin.   Tuy nhiên, một thí nghiệm lâm sàng tại bệnh viên Westmead ở Sydney cho thấy các bệnh nhân dùng sữa tắm có chứa tinh dầu tràm trà đã giúp họ diệt các vi khuẩn tụ cầu vàng.  Cuộc thử nghiệm kéo dài 18 tháng trên 180 bệnh nhân nhiễm trùng tụ cầu vàng đã hoàn toàn lành bệnh khi dùng sản phẩm chứa tinh dầu tràm so với các bệnh nhân dùng sản phẩm thông thường mà không chứa tinh dầu tràm. Trong số 96 bệnh nhân đã hoàn thành thử nghiệm, 20% trong số đó sử dụng các sản phẩm chứa dầu tràm đã không còn nhiễm bệnh. Giáo sư Tom Riley tại đại học Western Australia đã cùng một nhóm nghiên cứu về dầu tràm tiến hành các thí nghiệm lâm sàng và cho biết kết quả đạt được là một bước tiến quan trọng trong việc dùng dầu tràm và các sản phẩm chứa dầu tràm để chữa bệnh cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.   Và những phát hiện trong nghiên cứu này cũng trùng khớp với kết quả nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu khác tại Anh về dầu tràm vào năm 2004. “Nếu chúng tôi giới thiệu cho các bệnh viện sử dụng các sản phẩm chứa dầu tràm, chẳng hạn xà phòng, tôi tin rằng điều này sẽ giảm áp lực về việc sử dụng kháng sinh cho bệnh viện và tất nhiên nếu áp dụng chúng thành công tôi tin rằng sẽ có nhiều bệnh viện nữa sử dụng chúng vì đây là căn bệnh mang tính toàn cầu.”  

2.     Tinh dầu tràm trà có tính kháng virus (Antiviral)

  Cho đến năm 2005, đã có các dữ liệu, tuy rất ít, nhưng cũng chứng minh được dầu tràm trà có thể kháng lại virus. Và trong một nghiên cứu của tiến sĩ Christine Carson cùng các đồng nghiệp của ông tại Đại học Western Australia đã cho thấy dầu tràm có khả năng vô hiệu hóa virus herpes – một loại virus gây viêm loét, mụn rộp. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy dầu tràm trà có thể tiêu diệt vi khuẩn herpes thể 2 trên những bệnh nhân nhiếm virus khó chữa trị.  

3.     Kháng nấm (Antifungal)

  Nấm là một dạng bệnh lý thường gặp và phổ biến trên quy mô rộng, chúng gây nhiễm trùng trên bề mặt da như nấm da hoặc nấm âm đạo ở phụ nữ. Nghiên cứu vào năm 2002 được tiến hành nhằm xác định tác động của dầu tràm đối với các thể nấm, kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ức chế các loại nấm men, nấm dermatophytes (một loại nấm móng và da), nấm sợi và đặc biệt là nấm Candida albicans, một loại nấm kí sinh ở âm đạo. Những chuyên gia đứng đầu cuộc nghiên cứu kết luận rằng, các bệnh có liên quan đến nấm có thể điều trị với dầu tràm hoặc các sản phẩm chứa dầu tràm trà , bao gồm: nấm âm đạo (nấm Candidas), nấm miệng, nấm tay chân, nấm da, nấm móng (do nấm dermatophytes), gàu và viêm da do tiết bã nhờn (gây ra bởi nấm Malassezia).

4.     Khả năng chống viêm (Anti-inflammatory potential)

  Một nghiên cứu kế tiếp nữa do các nhà nghiên cứu tại đại học Flinders thuộc miền nam nước Úc thực hiện nhằm tìm ra khả năng chống viêm của tinh dầu tràm trà. Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Hohn Finlay – ông hiện đang là trợ lý giám đốc của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em ở Tây Úc, cho biết, kết quả đầu tiên thu được trong cuộc thí nghiệm này chính là khả năng chống lại sự viêm nhiễm tức thì của da với các bệnh như phát ban hoặc bị ong hay côn trùng đốt.   Viêm da do mẫn cảm do một loại tế bào là mast tại da giải phóng histamin – khiến da biểu hiện ngay triệu chứng nhìn thấy chỉ trong vài phút. Cuộc nghiên cứu được áp dụng cho một nhóm người tình nguyện tiêm histamin vào cơ thể, và khi bôi dầu  tràm nguyên chất đã làm giảm đáng kể tình trạng viêm da hiệu quả, “đây chính là thử nghiệm đầu tiên ở người về tác dụng của dầu tràm trong việc giảm histamin viêm da”. Trích lời giáo sư Finlay-Jones.   Một thí nghiệm thứ 2 được tiến hành với bệnh viêm da khác: đó là viêm da do dị ứng với niken – mà bạn thường thấy là viêm da dị ứng do tiếp xúc với trang sức. Tình trạng da ngứa và mẩn đỏ do trang sức cũng giảm đáng kể ở 1 số người tham gia thử nghiệm. Giáo sư Finlay-Jones kết luận rằng: “dầu tràm nguyên chất có thể dùng để điều trị viêm da do côn trùng cắn hoặc dị ứng từ đồ trang sức. Dầu tràm cũng giúp bạn xoa dịu làn da maẫn cảm với các thành phần thực vật hoặc các chất kích thích khác”.

5.     Làm dịu da trong việc điều trị các vết thương (Skin relief from wound dressings)

  Một cuộc thí nghiệm nữa được tiến hành tại bệnh viện Sydney Adventist đã cho thấy tinh dầu tràm trà có khả năng phục hồi những mô bị tổn thương do bức xạ từ việc điều trị hóa học. Theo ước tính, có ít nhất 60% bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng phương pháp xạ trị, và 95% những người trong số đó có phản ứng về da. Mục tiêu của thí nghiệm là nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm của dầu tràm.  Trong cuộc điều trị, bệnh nhân có phản ứng dị ứng sử dụng 1 trong 2 phương pháp bao gồm bôi tinh dầu tràm trà và mỡ đu đủ lên da, cả 2 phương pháp đều cho kết quả tích cực.   “Cả 2 sản phẩm đều có tác dụng làm dịu da như nhau, mặc dù dầu tràm cho kết quả tốt hơn mỡ đu đủ, chúng làm da cảm thấy dịu hơn mà bệnh nhân có thể cảm nhận được rõ ràng”. Trích lời Hilary Kuwahata. Mặc dù có sự giới hạn về mặt kích thước, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy dầu cây tràm ảnh hưởng tích cực đến toàn bề mặt da đối với những bệnh nhân xạ trị, và những triệu chứng này giảm đáng kể nếu tiếp tục dùng dầu tràm.  

6.     Tinh dầu tràm trà có tác dụng điều trị mụn – Treating acne

  Tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu tràm trà được chứng minh qua các cuộc nghiên cứu cũng hiệu quả trong việc điều trị mụn. Một cuộc thử nghiệm trên 124 bạn tuổi teen cũng được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của chúng đối với mụn. Các bạn được chia nhóm, nhóm sử dụng dầu tràm và nhóm sử dụng một loại kem trị mụn có chứa benzoyl peroxide. Kết quả đáng mừng là cả 2 nhóm đều giảm số lượng mụn, giảm viêm, vết mụn không còn sưng tấy, một điều ngạc nhiên nữa là: nhóm các bạn sử dụng dầu tràm lại không khô da, bong tróc da, rát, đỏ hay ngứa da.

7.     Điều trị các bệnh về răng miệng – (treatment of oral disease)

  Và thêm một nghiên cứu nữa được tiến hành để xác định lợi ích của dầu trà với sức khỏe răng miệng. Dự án này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu cây dầu tràm tại UWA, trong đó: 162 loại vi khuẩn khác nhau kí sinh ở răng miệng đều bị tiêu diệt bởi dầu tràm nồng độ 2%. Phải kể đến 2 vi khuẩn gây sâu răng là: Streptococcus mutans và Lactobacillus rhamnosus bị tiêu diệt khá nhanh chỉ với dầu tràm nồng độ 0,5%.  

8.     Dung dịch vệ sinh tay (handwasher)

  Các bệnh viện tại Úc và hầu hết các nước trên thế giới hầu như sử dụng các sản phẩm rửa vệ sinh tay chân có chứa dầu tràm, chúng hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn. Tử vong, các bệnh nhiễm khuẩn luôn là mối quan tâm của các bệnh viện và là mối đe dọa lớn cho sức khỏe của các nước trên toàn thế giới. Hầu hết, các bệnh nhiễm khuẩn mang tính chất lây lan, chúng lây từ tay bệnh nhân cho các nhân viên của bệnh viện và từ bệnh nhân sang bệnh nhân.   Giáo sư Tom Riley ở đại học Western Australia đã thử nghiệm với các sản phẩm vệ sinh chứa dầu tràm nồng độ 5%, sản phẩm chứa dầu tràm 5% chứa cồn, và sản phẩm rửa tay chứa dầu tràm 3%. Và điều đáng ngạc nhiên là hiệu quả diệt khuẩn của dầu tràm so với Iot Povidone – một dung dịch sát khuẩn thường dùng trong bệnh viện.   Đồng thời, vào năm 2005, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí the Journal of Hospital Infection cho thấy các sản phẩm chứa dầu tràm trà có thể được dùng trong việc rửa tay để làm giảm sự lây lan của vi khuẩn Staphylococcus aureus – tác nhân của bênh tụ cầu vàng, và bệnh viện có thể thêm vào sản phẩm chứa dầu tràm để phù hợp với quy trình rửa tay của bệnh viện đó.   Tài liệu dựa trên các cuộc nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu và phát triển nông thôn (viết tắt RIRDC), phối hợp cùng hiệp hội các ngành công nghiệp phát triển cây Tràm trà tại Úc.

Trả lời

Call Now Button